Lò viba là vật dụng khá quen thuộc giúp ích rất nhiều trong công việc nội trợ hàng ngày. Đặc biệt là các ông bố bà mẹ có con nhỏ vừa phải chăm lo cho công việc ở cơ quan vẫn hay dùng lò viba để hâm thức ăn và sữa cho con nhanh hơn để tiết kiệm thời gian. Nhưng họ lại không thể lường hết những nguy cơ nếu không biết sử dụng cho đúng cách. Điện lạnh Thế Việt khuyên bạn không nên quá lạm dụng vào lò viba cho thức ăn của trẻ nhỏ và chỉ cần dùng khi cần thiết thôi. Nó đem lại tiện lợi nhanh chóng đó nhưng đọc một số ý kiến chia sẻ kinh nghiệm dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao chúng tôi khuyên bạn như thế.
Những mẹo vặt sử dụng lò viba hiệu quả
Cách sử dụng lò viba an toàn và hiệu quả trong nấu nướng
Giấy bạc, màng nhôm không nên dùng trong lò viba
Chị Nhung (Cầu Giấy) đã quen với việc dùng sua lo viba để hâm nóng thức ăn cho bé trai của mình từ lúc mới sinh ra vì quá bận rộn với công việc. Ngoài ra chị còn sử dụng để chế biến các bữa ăn nhanh. Chị Nhung cũng như các chị em chăm con nhỏ khác đều coi lò viba là cứu sinh cho bữa ăn và chăm sóc em bé.
“Từ khi sinh con, tôi sử dụng lò viba để thức ăn của con được nóng nhanh, chứ đặt lên bếp hâm, nấu sợ sẽ bị muộn giờ làm. Nhưng mấy hôm vừa rồi, nghe thông tin sử dụng lò viba có thể gây ung thư khiến tôi lo lắng quá”, chị Nhung chia sẻ.
Còn chị Thảo (Nhân viên Marketing tại Hà Nội) với công việc bận và thậm chí phải đi công tác thường xuyên nên gần như giao phó nhiệm vụ chăm con cho bà nội và người giúp việc. Tuy nhiên, do không tin tưởng việc chế biến đồ ăn cho con của osin nên chị Thủy đều cố gắng tự tay chuẩn bị thực phẩm và nấu sẵn trước mỗi chuyến công tác.
Trong khi chị Thủy đi công tác, người giúp việc chỉ cần dùng lò viba hâm nóng thức ăn. Cứ như thế đến nay em bé nhà chị Thủy đã gần 1 tuổi, lò vì sóng là đồ dùng “cứu cánh” để chị yên tâm hơn khi đi công tác xa.
Làm nóng sữa thế nào cho đúng?
Theo thông tin từ trang Foodmatter.tv, báo cáo của đại học Minesota cho biết, các chai sữa đun nóng trong lò viba có thể tiềm ẩn nguy cơ làm trẻ bị bỏng miệng, thậm chí quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thay vì sử dụng lò viba để làm nóng sữa thì có thể chọn cách đặt bình sữa vào nước ấm.
Về khả năng phát nổ bình sữa như nghiên cứu của đại học Minesota, TS Nguyễn Trường Luyện (Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định nguy cơ đó là rõ ràng.
Theo TS Luyện, để an toàn hơn, các bậc phụ huynh có thể đặt bình sữa trong âu nước ấm cho bình sữa nóng dần, không nên đặt cả bình trong lò viba. Mặt khác, nếu làm nóng sữa bằng lò viba không thể quấy được nên có thể làm các chất dinh dưỡng bị dính vào thành bình.
Ngoài ra, các mẹ có thể chọn cách làm nóng sữa bằng nồi đặt trên bếp từ. Thời gian hợp lý hâm nóng sữa là khoảng 3 phút với nhiệt độ từ 60 độ C – 70 độ C. Không nên hâm sữa đến 100 độ C, vì khi đến nhiệt độ này, đường sẽ phân hủy thành axit lactic, sinh ra axit fomic làm cho sữa có vị chua. Thêm nữa, không cho đường vào nồi sữa. Bởi trong sữa bò và đường có chứa lysine sẽ có phản ứng khi nhiệt độ cao, sinh ra lysine gốc glucose, chất này có hại cho cơ thể.
Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò viba cần lưu ý tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò viba với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ.
Các bà mẹ nên đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó khuấy hoặc lắc đều và kiểm tra nhiệt độ sữa. Nếu bạn cảm thấy nhiệt độ chưa như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây. Tuyệt đối không đun nóng sữa bằng lò viba quá lâu, kéo dài.
Dùng lò viba đun, nấu thức ăn lưu ý gì?
Nghiên cứu do nhà khoa học Raum & Zelt cho thấy có một số thay đổi đáng chú ý trong cơ thể người sau khi ăn rau và sữa được nấu trong lò viba.
Trong nghiên cứu này, 8 tình nguyện viên ăn thức ăn đã ăn các thức ăn được nấu theo những cách khác nhau. Kết quả cho thấy có sự thay đổi về máu của các tình nguyện viên, cụ thể: Hemoglobin – một thành phần quan trọng trong máu giảm, còn bạch cầu và cholesterol tăng lên. Tế bào lympho cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể giảm xuống, vi khuẩn cũng tăng sau khi ăn các thực phẩm lò viba làm nóng.
Nghiên cứu nổi tiếng của tiến sĩ Hans Ulrich Hertel (Chuyên gia về an toàn thực phẩm) tiến hành cùng giáo sư đại học Lausanne nhận thấy thực phẩm nấu trong lò viba có khả năng gây ung thư.
Trao đổi về vấn đề này, TS Nguyễn Trường Luyện (Đại học bách khoa Hà Nội) cho biết: “Thực ra đây thông tin sử dụng lò viba gây ung thư cũng chỉ là nghiên cứu bước đầu, tiến hành đơn lẻ chưa có sự khẳng định một cách rộng rãi hay chắc chắn là chính xác hay chưa được. Tuy nhiên, nguy cơ đó có thể có”.
Theo TS Luyện, lưu ý đầu tiên là không “lệ thuộc” và không quá lạm dụng lò viba, chỉ sử dụng khi cần thiết. Khi đun nấu thức ăn bằng lò viba nên đặt thức ăn trong dụng cụ lớn hơn để tránh bị tràn ra ngoài, không dùng dụng cụ bằng gỗ hay chất dẻo, giấy mà nên dùng đồ sứ, thủy tinh.
Không nên quay, rán thức ăn trong lò vì dầu mỡ dễ bắn ra xung quanh gây ra lửa. Thậm chí, nếu xảy ra cháy cần phải ngắt nguồn điện mới mở cửa lò để lấy thức ăn ra.
Đặt thức ăn vào đĩa hay dụng cụ hình tròn hay oval, thay vì hình vuông hay chữ nhật để tránh bị cháy góc. Đặt thời gian thấp nhất sau đó nếu chưa đạt được độ nóng như mong muốn thì sẽ tăng thêm thời gian, không nên đặt thời gian quá dài dễ gây thức ăn cháy hoặc nóng chảy.
Nướng trứng trong lò viba có thể gây nổ. Lưu ý đối với các loại củ như khoai tây, hạt dẻ.. nên tách vỏ ra trước khi cho vào lò.
Không nên vận hành lò viba với các thiết bị khác như bếp điện, tủ lạnh… do công suất lò khá lớn. Không được bật lò trong phòng điều hòa nhiệt độ.