Nhiều người khi sử dụng lò viba nhưng không hiểu sự hoạt động của lò viba là như thế nào. Sau đây các chuyên gia sua lo viba của công ty điện lạnh Thế Việt sẽ trả lời cho các bạn hiểu rõ hơn khi về nguyên tắt hoạt động của lò viba.

I./Giới thiệu chung về lò vi sóng :

1.Nguồn gốc ra đời :

Lò vi sóng là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ngày nay, hàng triệu gia đình trên thế giới đang sử hữu ít nhất một chiếc lò vi sóng.

Điều kì diệu nhất của lò vi sóng là khả năng nấu chín trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Thêm nữa, hiệu năng sử dụng điện của lò cực cao do chúng chỉ hâm nóng trực tiếp lên thức ăn chứ không phải qua những vật trung gian theo cách nấu truyền thống như xong, nồi cũng như lượng nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh.

Vì sao lò vi sóng có khả năng kỳ diệu này, đó là dựa vào cấu tạo và chức năng đặc biệt. Lò vi sóng thường có các bộ phận sau: nguồn phát sóng, mạch điện tử điều khiển, ống dẫn sóng, ngăn nấu

Lò vi sóng su dung song viba để làm nóng thức ăn. Sóng vi ba là sóng vô tuyến. Sóng vi ba trong lò vi sóng là các dao động của trường điện từ với tần số thường ở 2,450 MHz (bước sóng cỡ 12,24 cm). Sóng vi ba có một đặc điểm rất thú vị là được nước, chất béo và đường hấp thụ. Khi được hấp thụ, chúng chuyển trực tiếp vào sự chuyển động nguyên tử. Các sản phẩm bằng nhựa, thủy tinh và gốm sứ không hấp thụ được sóng vi ba. Kim loại phản xạ lại sóng vi ba nên không được sử dụng trong lò vi sóng.

Các điểm cần lưu ý khi sử dụng lò viba

Cách làm sạch lò viba bằng bột nở

Sử dụng lò viba đúng cách

Cách chuẩn đoán và sửa lò viba tại nhà

su hoat dong cua lo viba
Các phân tử thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở dạng lưỡng cực điện (có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương).

Những lưỡng cực điện này có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài. Khi điện trường dao động, các phân tử bị quay nhanh qua lại. Dao động quay được chuyển hoá thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm nóng thức ăn.

Các phân tử thuỷ tinh, một số loại nhựa hay giấy cũng khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2.450 MHz. Nhờ đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu chuyên biệt trên trong lò vi sóng, mà chỉ có thức ăn bị nấu chín.

2.Khái niệm :

Bạn thường nghe thấy lò vi sóng nấu chín thức ăn “từ trong ra ngoài”. Trong một lò vi sóng thông thường, nhiệt sẽ di chuyển từ ngoài của thức ăn vào đến giữa. Không khí nóng bên ngoài của thức ăn bốc hơi ẩm. Vì vậy, thức ăn trở lên giòn và có màu nâu.Khi nấu thức ăn bằng lò vi sóng, sóng vi ba xâm nhập vào thức ăn, kích thích các phân tử nước và chất béo trong thức ăn. Nhiệt độ không di chuyển được vào bên trong. Nhiệt độ phân phối ở tất cả mọi nơi cùng một lúc. Nhưng sóng vi ba không thể xâm nhập đều vào những phần dày của thực phẩm và đây sẽ là điểm tập trung nhiều nhiệt lượng nhất.

Khi nấu thức ăn bằng lò vi sóng, sóng vi ba xâm nhập vào thức ăn, kích thích các phân tử nước và chất béo trong thức ăn. Trong lò vi sóng, không khí bên trong lò  ở nhiệt độ phòng nên không có cách nào tạo thành một lớp vỏ. Đó là lý do vì sao bánh ngọt thường được bọc ngoài bằng một ống làm bằng kim loại và giấy bồi.Khi bạn đặt thực phẩm trong các ống này và dùng lò vi sóng đun nấu chúng, các phản ứng năng lượng tạo ra một nhiệt lượng rất lớn. Điều này cho phép lớp vỏ bên ngoài trở lên rất giòn giống như được nướng trong một lò nướng thông thường.

3.Cách sử dụng :

Đối với kim loại hay các chất dẫn điện, điện tử hay các hạt mang điện nằm trong các vật này đặc biệt linh động, và dễ dàng dao động nhanh theo biến đổi điện từ trường. Chúng có thể tạo ra ảnh điện của nguồn phát sóng, tạo nên điện trường mạnh giữa vật dẫn điện và nguồn điện, có thể gây ra tia lửa điện phóng giữa ảnh điện và nguồn, kèm theo nguy cơ cháy nổ.

 Sử dụng đúng cách lò vi sóng.

+ Không dùng vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa nhựa, sứ có trang trí hoa văn kim loại cho lò vi sóng để nấu, rã đông (trừ khi dùng chức năng nướng), để tránh nguy cơ cháy nổ do phóng tia lửa điện. Việc gói giấy bạc thực phẩm cũng chỉ áp dụng khi dùng chức năng nướng của lò vi sóng.

+ Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi sóng; không dùng các đĩa chất dẻo thông thường vì chúng chịu nhiệt không tốt nên dễ bị biến dạng thậm chí tan chảy.

+ Khi nấu những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng (trứng, khoai lang, xúc xích, đồ đựng trong hộp), cần phải xăm lỗ, bóc vỏ, mở nắp để tránh hiện tượng phát nổ do thực phẩm bên trong tăng thể tích khi tăng nhiệt độ.

+ Phải bảo đảm cửa lò không bị hở để sóng không lọt ra ngoài có thể làm hỏng mắt. Hiện nay, các lò vi sóng đều có chức năng tự dừng hoạt động khi cửa lò bị hở.

+ Một số chất độc, có thể gây bệnh nguy hiểm như ung thư, từ bao gói chất dẻo và mực in nhãn bao như a dipate, phtalate, benzophenone có thể loang ra thức ăn đun nấu bằng lò vi sóng.

+ Không dùng lò vi sóng để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói. Những thực phẩm này chứa nhiều nitric. Nếu được đun bằng lò vi sóng, nitric sẽ trở thành các nitrosamin – những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh.

II./Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng :

Theo các chuyên gia sua chua lo vi song hoạt động dựa trên nguyên lý mạch cộng hưởng LC. Bộ phận chính của nó gồm 1 biến áp cách ly. Điện áp thứ cấp của biến áp này khoảng trên 1000V. Cuộn dây thứ cấp được nắn bằng 1 diod cao áp để biến thành điện DC sau đó mới qua 1 tụ điện. Tụ này có trị số khoảng 1mF điện áp khoảng 2000V. Sau đó mới đến đèn phát sóng cao tần. Đèn này tương tự như đèn điện tử 2 cực được đốt tim bời điện áp cảm ứng lấy trên biến áp ( chỉ 1 vòng dây ). Đèn phát sóng của lò vi sóng không phải làm nhiệm vụ khuếch đại mà nhiệm vụ của nó là tạo ra dao động với tần số khoảng 2GHZ. tần số này chính là tần số của mạch cộng hưỡng LC với L là cảm kháng của cuộn dây cao áp còn C là điện dung của tụ điện mắc trong mạch khoảng 0,8-1mF điện áp khoảng 2000V.

Nguyên tắc của nó là tạo một điện trường cực mạnh để bức xạ sóng điện từ. Sóng từ bên trong đèn này sẽ bức xạ ra môi trường bên ngoài. Sóng từ đèn sẽ phản xạ vào thành lò nên mọi vật có cấu tạo lưỡng cực phân tử sẽ nhận được sóng này và nóng lên. Có thể nói vật chất bên trong lò nhận được sóng từ đèn và cả sóng phản xạ từ thành lò. Anod của nó nối với mase, còn cathod của nó được nối với cao áp. Giá thành của đèn này chiếm đến phân nửa giá thành của lò.Tần số dao động của mạch là tần số cộng hưởng LC với C là giá trị của tụ nói trên còn L chính là cảm kháng của phần thứ cấp biến áp. Công suất và chế độ được điều khiển trên bàn phím phía trước chỉ là đóng mạch relay cho biến áp hoạt động và ấn định thời gian dẫn/thời gian ngắt của biến áp. Tần số hoạt động của lò vi song  khoảng 2GHZ. Một vật mang tính chất lưỡng cực phân tử khi đặt dưới điện trường của đèn này sẽ bị đốt nóng lên và phát nhiệt còn các chất trơ khác thì không bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như động cơ quay dĩa, quạt giải nhiệt, bảo vệ nhiệt và quá dòng, công tắc cửa….


Tags:
468 ad

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *